Lễ Cúng Nhập Trạch Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Lễ Nhập Trạch Chuyển Vào Nhà Mới

5/5 - (1 bình chọn)

Lễ cúng nhập trạch là gì? Lễ cúng này có quan trọng không? Và chúng ta cần chuẩn bị những gì cho lễ nhập trạch nhà mới? Để giải đáp các thắc mắc về thủ tục, nghi lễ mà nhiều cá nhân hoặc gia đình đang cần thực hiện. Trong bài viết này Bàn thờ đẹp Gia An sẽ trả lời giúp bạn nhé!

Người Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn muốn chu toàn trong mọi việc liên quan đến vấn đề tâm linh, cúng bái. Bởi vậy việc chuyển nhà và bắt đầu dọn vào sống trong ngôi nhà mới cũng không ngoại lệ, vậy khi chuyển về nhà mới nên làm gì?

Thời điểm này gia chủ sẽ thực hiện nghi thức về nhà mới đó chính là lễ cúng nhập trạch dâng lên thổ địa, thần linh… đang ngự ở đây nhằm cầu mong bình an và những điều may mắn đến cho gia đình. Vậy trước khi đi vào tìm hiểu lễ cúng nhập trạch gồm những gì? Hay lễ cúng vào nhà mới được thực hiện như thế nào? Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm về lễ nhập trạch là gì?

Khái Niệm Lễ Nhập Trạch Là Gì?

Khái niệm nhập trạch là gì? “ nhập” là gì? và trạch là gì? Theo nghĩa từ Hán Việt “trạch” không những mang ý nghĩa là nơi ở, nhà ở và còn có ý nghĩa chỉ mồ mả. Và khi nói đến trạch tuổi tức là tuổi có thể xây nhà của gia chủ. Hay đối với các chuyên gia về phong thủy còn dùng từ này với nghĩa như là long mạch.

Còn nhập trạch nghĩa là gì? “nhập” tức là vào và được hiểu đơn giản là làm lễ cúng nhà mới làm trước khi dọn vào nhà mới ở, là lễ báo với các thần linh các vị quan cai quản khu vực đó về việc từ nay chủ nhà và gia đình sẽ chuyển đến ở nhà mới. Nhằm mục đích cầu mong các thần linh hay các vị quan, thổ địa cai quản khu vực đó phù cho gia đình sung túc, an lành.

Đầu tiên gia chủ phải xác định được ngày nhập trạch, ngày nhập trạch là gì? Chính là ngày gia chủ chính thức dọn vào ở nhà mới và chuẩn bị lễ để cúng nhập trạch. Việc sắm lễ về nhà mới luôn được gia chủ chuẩn bị chu toàn và xem ngày tốt xấu để thực hiện nghi lễ một cách chỉn chu nhất. Dưới đây là các ngày hoàng đạo phù hợp phong thủy của 5 hành (ngũ hành) gia chủ có thể thực hiện lễ:

  • Cúng vào ngày Tam Nương: Mùng 3, 18, 22, 7, 13, 27 (Âm lịch).
  • Cúng vào ngày Thọ Tử: Mùng 14, 23, 5 (Âm lịch).
  • Cúng vào ngày Dương Công Kỵ: 29/07, 27/08, 25/09, 23/10, 21/11, 19/12 – 13/01, 11/02, 09/03, 07/04, 05/05, 03/06, 08 (Âm Lịch).

Thông thường, theo quan niệm của người Việt ta rất kiêng kỵ cúng lễ nhập trạch dâng mâm cúng về nhà mới vào khoảng thời gian tháng 7 cả âm lịch và dương lịch. Nguyên nhân là người ta cho rằng trong tháng đặc biệt này có liên quan đến người âm không nên di rời hay vận chuyển. Ngoài ra bạn có thể chọn những ngày thuộc hành Kim hoặc Thủy là những ngày tốt để chuyển nhà ở hay văn phòng làm việc. Điều này mang ý nghĩa hành Kim sẽ đem đến nhiều tài lộc, may mắn còn hành Thủy là việc quản lý tài lộc.

Cũng như tháng 7, gia chủ nên tránh thực hiện vào các ngày hành Hỏa bởi theo quan niệm đây là ngày không may mắn, có thể mang đến hỏa hoạn hoặc họa thiêu đốt. Không riêng gì mâm cúng vào nhà mới, cách thắp hương khi về nhà mới mà chọn ngày cúng cũng phải sao cho hợp với tuổi của gia chủ hoặc người đứng đầu của tổ chức, công ty để mang lại trọn vẹn ý nghĩa nhất. Cũng bởi vì mỗi người có giờ sinh và năm sinh khác nhau, nên chọn ngày cúng nhập trạch phù hợp của mỗi người cũng khác nhau. Gia chủ nếu muốn cẩn thận hơn, chính xác hơn gia chủ nên nhờ người có kinh nghiệm hoặc thầy xem giùm. Vậy là chúng ta đã định nghĩa được lễ nhập trạch là gì? Còn ý nghĩa của nghi thức này thì sao?

Xem ngay: Hướng Dẫn Cách Treo Ảnh Thờ Chuẩn

Le-cung-nhap-trach
Lễ cúng nhập trạch

Ý nghĩa của lễ nhập trạch?

Qua việc giải nghĩa khái niệm lễ nhập trạch là gì? Chúng ta cũng có thể hiểu phần nào ý nghĩa của nó khi áp dụng vào cuộc sống thực tế của chúng ta. Ngày nay, nhập trạch là một nghi thức về nhà mới cổ truyền gắn liền với lễ động thổ hay cất nóc. Bởi người ta quan niệm rằng mỗi một vùng đất luôn sẽ tồn tại sự quản lý của các vị thần và chư tiên, nên chúng ta thực hiện các nghi thức để thể hiện lòng biết ơn và sự tôn kính đối với tổ tiên và các thần linh vì đã bảo vệ và đồng hành cũng quá trình xây dựng ngôi nhà.

Đổng thời để giải nghĩa lễ nhập trạch là gì, chúng ta có cách định nghĩa dễ hiểu hơn đây là việc làm lễ giống như đăng ký hộ khẩu với thổ địa, thần linh tại nơi ngôi nhà mới đã tọa lạc để được chấp thuận, giúp cho  cuộc sống cũng như công việc của gia đình sau này sẽ được suôn sẻ và thuận buồm xuôi gió. Mặt khác, vì bàn thờ thần tài, tổ tiên và thổ địa trước được thờ cúng tại nhà cũ nên khi chúng ta chuyển dọn nhà đến nhà mới thì việc thực hiện lễ nhập trạch còn mang một ý nghĩa khác chính là xin phép được rước bàn thờ đến nhà mới để được tiếp tục phù hộ. Để hiểu rõ hơn về lễ cúng nhập trạch là gì? Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu cụ thể để trả lời các câu hỏi như: cúng nhà mới cần gì? mâm cúng nhập trạch gồm những gì? hay lễ về nhà mới gồm những gì? cách đặt mâm cúng về nhà mới để thực hiện nghi lễ này như thế nào nhé!

Nghi-thuc-nhap-trach-khi-vao-nha-moi
Nghi thức nhập trạch khi vào nhà mới

Lễ Cúng Nhập Trạch Gồm Những Gì?

Ở bước đầu chuẩn bị ta sẽ chọn ngày, giờ tốt và phù hợp và tuổi của gia chủ để đảm bảo về phong thủy khi gia chủ chuyển vào nhà mới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài vận gia đạo sau này.

Tiếp theo gia chủ chuẩn bị sắm đồ cúng nhà mới. Việc sắm lễ cúng về nhà mới gồm những gì? về nhà mới cúng gì?, hay lễ vật cúng dọn vào nhà mới làm sao cho đầy đủ? Đây là bước quan trọng để đảm bảo nghi thức có thể thực hiện một cách trọn vẹn. Khi chuyển đến nhà mới, gia chủ cần chuẩn bị các đồ cúng, vật phẩm để thực hiện lễ cúng và xin phép ông bà tổ tiên và các vị thần linh bảo hộ cho gia đình an lành, mọi điều suôn sẻ sau này. Vậy cúng về nhà mới cần những gì? dù đơn giản hay tỉ mỉ và tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình, miễn là thể hiện được lòng thành của gia chủ đến ông bà tổ tiên và thần linh tứ phương. Đồng thời, ba miền Bắc – Trung – Nam mỗi vùng miền sẽ có tín ngưỡng và phong tục riêng nên mâm cúng nhập trạch nhà mới ở từng vùng cũng ít nhiều cũng có sự khác biệt. Nhưng cho dù là ở khu vực nào thì chúng ta phải có đầy đủ các lễ vật cơ bản gồm có ba phần: hương hoa, ngũ quả và mâm lễ cúng vào nhà mới – mâm thức ăn.

  • Hương hoa: Chúng ta chọn một lọ hoa tươi như hoa cúc, hoa hồng hoặc ly đều là những loại hoa thường được lựa chọn trong mâm lễ cúng nhập trạch, cùng với đó là các vật phẩm như trầu cau, vàng mã, đèn cầy, nhang, cùng ba hũ nhỏ chứa gạo, nước và muối, ý nghĩa của những vật phẩm này trong lễ nhập trạch là gì? Đó chính là để thu hút tài lộc may mắn và phòng trừ tà ma.
  • Mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả cúng nhà mới có những gì? chúng ta chọn năm loại trái cây theo mùa đẹp mắt và tươi ngon để đại diện cho ngũ hành theo phong thủy, ví dụ như các loại quả: cam, quýt, bưởi, dưa hấu, đu đủ,…
  • Cuối cùng mâm cúng dọn về nhà mới: Phần mâm cúng vào nhà mới cần những gì? gia chủ có thể lựa chọn làm lễ cúng mặn hoặc lễ cúng chay. Trường hợp là lễ chay cúng tân gia cần những gì?, chúng ta chuẩn bị các vật phẩm như: bánh kẹo và chè, xôi, canh, món xào, kho (thuộc đồ chay). Còn đối với trường hợp là lễ cúng mặn thì chuyển nhà cần cúng gì? Chúng ta cần chuẩn bị các món như: gà luộc hoặc thịt lợn quay hoặc luộc, tôm luộc, trứng vịt luộc cùng với cháo hoặc xôi và một số món mặn khác có trong mâm lễ cúng nhập trạch theo phong tục của từng miền.

Ngoài 3 yếu tố trên lễ cúng về nhà mới còn có thêm 3 ly rượu, 3 ly trà và 3 điếu thuốc. Bên cạnh đó vàng mã, tiền vàng ta có trong lễ nhập trạch là gì? chúng ta cần chuẩn bị gồm có:

  • 01 bộ quần áo dành cho bà tiền chủ.
  • 01 bộ 05 mũ áo ngựa với 5 màu khác nhau và được xếp theo thứ tự từ trái qua phải là: trắng, tím, đỏ, vàng, xanh còn lại phần mũ ngựa chúng ta đặt dưới.
  • 01 bộ mũ áo thần linh và ngựa cờ kiếm có màu đỏ.
  • 02 cây vàng có hoa đỏ.
  • 02 cây vàng ngũ phương.
  • 03 tập giấy tiền Tào quan.

Khi tất cả đã đầy đủ thì mâm cúng về nhà mới đặt ở đâu tại nhà mới? Chúng ta bày lễ vật, vật phẩm lên mâm hoặc lên 1 chiếc bàn nhỏ ngay trong không gian thờ mới của nhà.

Tham khảo thêm: Thủ Tục Hóa Giải Bát Hương Đúng Chuẩn Khi Dọn Chuyển Nhà Mới

Mam-cung-le-nhap-trach-day-du
Mâm cúng lễ nhập trạch đầy đủ

Cách Thực Hiện Lễ Cúng Nhập Trạch Về Nhà Mới

Hoàn tất bước chuẩn bị sắm lễ về nhà mới lấy ngày đẹp, bước tiếp theo gia chủ cần làm trong lễ lễ cúng tạ nhà mới hay lễ cúng nhập trạch là gì? Chúng ta thực hiện theo thứ tự sau: lễ cúng tạ trời đất và thần tài ở ngoài cửa nhà; lễ cúng tạ ông công ông táo ở bếp; lễ cúng tạ tổ tiên ở bàn thờ và cuối cùng là vệ sinh dọn dẹp nhà cửa.

Khi làm lễ cúng nhập trạch nhà mới, gia chủ đọc các bài khấn cúng nhập trạch về nhà mới mang ý nghĩa là thông báo và xin phép các vị thần linh, ông bà tổ tiên ban phước cho gia đình, mong ước những điều tốt lành, may mắn cho gia đạo trong ngôi nhà mới.

Vậy các bước thực hiện lễ nhập trạch là gì? Cụ thể chúng ta thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đốt bếp lửa hoặc đốt lò than bố trí ngay cửa ra vào.
  • Bước 2: Lễ vật và vật phẩm được chuẩn bị đầy đủ thì chúng ta tiến hành bày lễ vật lên bàn nhỏ phù hợp với gian thờ.
  • Bước 3: Một người đứng đầu trong gia đình hoặc người đứng đầu của cơ quan, tổ chức sẽ là người bước qua lò than hoặc bếp lửa đầu tiên (Lưu ý: chân trái trước, chân phải sau) trên tay phải cầm theo bài vị hoặc bát hương của gia tiên.
  • Bước 4: Lần lượt tất cả các thành viên khác trong gia đình bước qua bếp lửa hay lò than. Đồng thời trên tay mỗi người cầm theo một đồ vật may mắn khác nhau đã được chuẩn bị từ trước.
  • Bước 5: Nên bật tất cả điện và mở mọi cánh cửa khi gia chủ bước vào nhà mới.
  • Bước 6: Tiếp theo gia chủ thực hiện lễ cúng đọc văn khấn và thắp nhang.
  • Bước 7: Kết thúc 2 bài văn khấn tiếp theo chủ nhà bật bếp ga để nấu nước pha ấm trà đầu tiên tại nhà mới.
  • Bước 8: Cuối cùng tiến hành hóa vàng và lấy rượu rưới lên các tàn tro vừa hóa. Phần gạo muối cúng nhập trạch xong làm gì? Chúng ta cần giữ lại 3 hũ muối, nước và gạo để bố trí trên bàn thờ ông Công – Ông Táo với ý nghĩa mang đến tạo sự hạnh phúc, may mắn đến cho gia đình. Vậy là chúng ta đã hoàn thành lễ cúng nhập trạch.
8-buoc-nhap-trach-nha-moi-don-gian
8 nước nhập trạch nhà mới đơn giản

 

 

Những Lưu Ý Khi Thực Hiện Lễ Nhập Trạch Chuyển Vào Nhà Mới

Để gia chủ có thể thực hiện nghi thức chuyển về nhà mới một cách chỉn chu đúng phong thủy có thể thu hút được may mắn, thịnh vượng và cát khí cho gia đình thì những điều gia chủ cần lưu ý trong lễ nhập trạch là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu sau đây:  

  • Không được phạm vào 4 điều đại kỵ khi chuyển nhà nhập trạch: Không chuyển nhà hay chuyển đến nhà mới vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch; Không nhập trạch vào ngày Tam nương (7, 3, 13, 22, 18, 27) hay 14, 5m 23 (Dương công kỵ nhật), ngày sát chủ, Địa họa, Thiên tai; Không chọn ngày thuộc hướng xung khắc với hướng nhà; Tránh những ngày xung khắc với bản mệnh của chủ nhà hay người chủ của tổ chức, cơ quan.
  • Trước khi vào nhà mới mang gì vào đầu tiên? Đầu tiên gia chủ cần chuẩn bị sẵn lò than hoặc bếp lửa bố trí ở cửa ra vào.
  • Chủ nhà thường là nam giới và là người trụ cột trong gia đình, là người tiến hành thực hiện nghi thức đầu tiên.
  • Khéo léo sắp xếp đồ cúng về nhà mới và các lễ vật lên mâm gọn gàng, chỉn chu để thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện thủ tục cúng bái chuyển nhà mới.
  • Gia chủ chú ý sắp xếp bàn thờ thần tài thổ địa, gia tiên và mâm lễ cúng, ở vị trí giữa nhà, đồng thời hướng về phía hợp với tuổi mệnh của gia chủ.
  • Trong khi đại diện chủ nhà đọc văn khấn và thắp nhang, thì các thành viên khác trong gia đình sẽ đứng trước mâm lễ cúng và chắp tay nghiêm trang để thể hiện lòng thành kính và sự tôn trọng với thần linh, ông bà tổ tiên.
  • Chủ nhà sẽ bật bếp, nấu nước pha ấm trà đầu tiên dâng lên mâm lễ cúng khi chờ nhang tàn. Mục đích của việc này trong lễ nhập trạch là gì? Chính là khai hỏa nhằm năng lượng cho ngôi nhà mới.
  • Luôn để lại ba hũ gạo, muối và nước bố trí trên bàn thờ táo quân, để nhằm mục đích mang ý nghĩa mang lại may mắn, tài lộc và sự no đủ cho gia đình.
  • Công việc cuối cùng khi kết thúc nghi lễ nhập trạch là gì? Gia chủ mở toàn bộ hệ thống cửa và cửa sổ trong ngôi nhà nhằm mục đích kích hoạt năng lượng tích cực trong ngôi nhà mới.
Tranh-pham-vao-dieu-dai-ki-khi-chuyen-nha
Tránh phạm vào điều đại kị khi chuyển nhà

Giải Đáp Câu Hỏi Về Lễ Nhập Trạch Chuyển Sang Nhà Mới

Khi chuyển qua nhà mới bạn luôn thắc mắc là có cần làm lễ nhập trạch không và chuẩn bị mâm cúng như nào. Cùng Bàn thờ đẹp Gia An giải đáp những câu hỏi khi làm lễ nhập trạch nhé

Chuẩn bị mâm cúng nhập trạch chung cư gồm những gì?

Cũng giống như công việc cần làm khi chúng ta chuyển nhà hay chuyển đến nhà mới, việc chuyển đến các căn hộ, chung cư cần thực hiện lễ cúng nhập trạch đầy đủ trước khi chuyển vào. Đối với căn hộ, chung cư thì công tác chuẩn bị lễ nhập trạch gồm những gì? mâm cúng nhập trạch đơn giản hay phức tạp hơn so với các lễ cúng khác? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Bởi đặc điểm của các căn hộ, chung cư có diện tích không gian thờ khác nhau và giới hạn nhất định, nên mâm cúng nhập trạch chung cư cũng có thể được bố trí một cách đơn giản hơn như sau:

  • Mâm ngũ quả: 5 loại quả tươi và đẹp mắt.
  • 03 hũ nhỏ đựng gạo, muối và nước.
  • Lọ hoa tươi: gia chủ có thể cắm hoa hồng hoặc hoa cúc.
  • 01 cặp nến và 01 bó hương.
  • Đĩa trầu cau được têm sẵn.
  • Xấp vàng mã cúng nhập trạch chung cư.

Tiếp theo gia chủ cũng cần chuẩn bị thêm một số vật lễ:

  • Bếp lửa, vì là ở căn hộ chung cư nên chúng ta ưu tiên bếp có ánh lửa như bếp gas, bếp từ, tránh sử dụng bếp than.
  • Chuẩn bị bộ nệm hoặc chiếu gia chủ đang sử dụng.
  • 01 bếp gas mini để đặt ở chính giữa cửa ra vào ngay khi mọi người bước vào nhà.

Bàn thờ đẹp Gia An hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về lễ cúng nhập trạch là gì? và giải đáp được những thắc mắc xoay quanh về lễ cúng nhập trạch chuyển vào nhà mới, để bạn có ngày nhập trạch thuận lợi và suôn sẻ nhé!

Bàn Thờ Đẹp Gia  An Thiết Kế Phòng Thờ Số 1 Việt Nam

Showroom: Khu C C39-31, Khu đô thị Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Xưởng sản xuất 1: Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội

Xưởng sản xuất 2: Tân Dân, Phú Xuyên, Hà Nội

Hotline: 0983.798.900 – 0945.798.900

Website: https://banthodepgiaan.com/

Đăng Ký Nhận Báo Giá Chi Tiết 




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Facebook 8h30 - 21h30
    Zalo 8h30 - 21h30
    Gọi ngay
    0983798900 8h30 - 21h30
    Home