Là một văn hóa của người Việt ta, việc dọn dẹp bàn thờ đã trở công việc tất yếu khi mỗi dịp Tết đến Xuân về. Bên cạnh việc trang trí và sắm sửa thì dọn dẹp bàn thờ được tất cả các gia đình lưu ý thực hiện, bởi việc này thể hiện sự tôn kính đối với người thân quá cố của mình. Đồng thời qua đây cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình khi bước sang năm mới. Trong bài viết này Bàn thờ đẹp Gia An sẽ chia sẻ cho các bạn các bước dọn bàn thờ ngày tết đúng cách nhé!
Bạn Có Biết Ý Nghĩa Của Việc Lau Dọn Bàn Thờ Ngày Tết?
Việc lau dọn ban thờ ta có thể gọi theo cách khác là lễ bao sái bàn thờ thường được gia chủ thực hiện ngày tết, theo quan niệm của người Việt ta bàn thờ là nơi linh thiêng không chỉ là cầu nối giữa người dương và người âm, nơi kết nối con cháu với ông bà tổ tiên mà đối với người đã khuất có thể coi như là nhà.
Bởi vậy việc dọn bàn thờ sạch sẽ và trang trí, bày biện sao cho tươm tất, trang nghiêm và đẹp mắt là việc rất cần thiết trước khi con cháu thắp nhang và thực hiện các lễ cúng đón năm mới và thể hiện lòng hiếu thảo đối với tổ tiên.
Bên cạnh đó lau dọn bàn thờ ngày tết còn mang một ý nghĩa không kém phần quan trọng đó chính là khi có khách đến nhà chơi vào dịp lễ Tết thì theo phong tục của người Việt ta, việc đầu tiên khách sẽ làm là đến thắp hương cho người đã khuất. Vậy nên ngoài việc dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa đón Tết thì chúng ta cần phải lưu ý cho việc lau dọn bàn thờ ngày tết và trang hoàng cho bàn thờ thần phật và tổ tiên. Để có thể tạo ấn tượng cho khách đến chơi nhà và sẽ đánh giá gia đình bạn thông qua cách bố trí bàn thờ và nhà cửa đấy.
Và bàn thờ theo quan niệm phong thủy còn là tập hợp nhiều năng lượng tốt nhất. Đây chính là là yếu tố để tạo nên nhiều tài lộc và phước lành cho gia chủ. Chính vì vậy việc lau dọn bàn thờ cuối năm phải làm sao cho được sạch sẽ và tươm tất để những điều may mắn và tốt lành đến với gia đình nhiều hơn.
Vậy công tác này diễn ra vào thời điểm nào? chúng ta nên lau dọn bàn thờ vào ngày nào của cuối năm?
Xem thêm: Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Bày Trí Bàn Thờ Hợp Phong Thủy
Thời Điểm Chúng Ta Thực Hiện Dọn Dẹp Bàn Thờ
Chúng ta nên dọn bàn thờ cuối năm vào ngày nào? Cụ thể dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông táo? Theo quan niệm của người Việt ta thì chúng ta nên dọn dẹp bàn thờ sau khi cúng ông táo là tốt nhất.
Vào 23/11 (âm lịch) tức là ngày 23 tháng Chạp mỗi năm, chúng ta cúng ông Công, ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời. Thường thường chúng ta cúng tiễn các ông Công, ông Táo lên chầu trời vào buổi sáng nên có thể tiến hành bao sái bàn thờ ngay trong buổi sáng hoặc buổi chiều. Theo phong thủy thì thời gian phù hợp nhất là từ 8h đến 11h55 buổi sáng hoặc buổi chiều từ 13h đến 17h55, chúng ta nên tránh thời gian đang trưa và đầu chiều từ 12-13 giờ. Mặt khác nếu cúng vào buổi chiều 23 thì phải chọn một ngày tốt lành khác để bao sái, dọn dẹp bàn thờ, vì chúng ta cần hạn chế làm vào buổi tối mà chỉ nên làm vào ban ngày.
Trên thực tế, chúng ta có thể dọn dẹp bàn thờ bất cứ khi nào, không cần phải đợi đến dịp Tết mới thực hiện. Bởi việc dọn dẹp thường xuyên hơn sẽ giúp bàn thờ luôn giữ được sự sạch sẽ và nét tôn nghiêm.
Đồng thời, khi dọn dẹp bàn thờ bạn cần lưu ý tuân thủ các điều để không làm kinh động và tránh gây mạo phạm vào đại kỵ ảnh hưởng đến đấng linh thiêng cũng như ông bà tổ tiên là được.
Hướng Dẫn Cách Dọn Dẹp Bàn Thờ Hợp Lý Và Đúng Cách
Sau đây là cách dọn bàn thờ cuối năm theo từng bước cụ thể bạn hãy cùng Gia An tìm hiểu nhé!
Bước 1: Sửa soạn đồ cúng trước tiên
Để nhà luôn luôn mở cửa để tạo không gian thoáng. Sau đó, chúng ta cần chuẩn bị đủ các đồ cúng cho bàn thờ, bao gồm: hoa, quả, nến, hương và mâm cúng. Mỗi loại đồ cúng lại mang đến một ý nghĩa riêng biệt:
- Hương (nhang): Khi thắp hương lên, cả gia đình sẽ cùng cúng bái, cầu nguyện tổ tiên từ đó thể hiện lòng hiếu thảo, lòng thành của mình.
- Nến: Khi thắp lên ánh sáng từ nến sẽ làm nhà và khu thờ cúng sẽ ấm cúng hơn.
- Hoa tươi: Màu sắc rực rỡ của hoa sẽ điểm thêm cho không gian thờ thêm nổi bật. Bên cạnh đó hoa – biểu tượng sự sống nên trưng hoa trong nhà thì nhà sẽ thêm linh thiêng và năng lượng tích cực cho không gian thờ.
- Ngũ quả: Mâm ngũ quả từ lâu là vật cần dâng cho tổ tiên. Tùy vào mỗi khu vực vùng miền sẽ có cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau.
- Rượu trắng và khăn sạch cùng củ gừng giã nát: Chúng ta thực hiện giã gừng hòa vào rượu, tiếp đó ngâm khăn vào rượu trong thời gian nửa tiếng rồi sử dụng khăn để lau dọn bàn thờ.
- Mâm cúng: Bao gồm bánh kẹo, đồ chay, xôi gấc, gà,… là một trong những phần thiết yếu để dâng cúng tổ tiên.
Sau đó chúng ta tiến hành xin phép trước khi dọn dẹp bàn thờ. Theo cách làm của người xưa quan niệm rằng trước khi lau dọn bàn thờ chúng ta cần chuẩn bị một đĩa trái cây đặt lên bàn thờ. Người hành lễ sau đó đi tắm gội sạch sẽ ăn mặc chỉnh tề với mục đích tẩy uế sau đó thắp 1 nén nhang đọc khấn xin phép hôm nay được lau dọn bàn thờ.
Chúng ta đọc văn khấn bao sái bàn thờ:
Con Nam Mô A Di Đà Phật!
Con Nam Mô A Di Đà Phật!
Con Nam Mô A Di Đà Phật!
Tín chủ tên là: ………………………
Cư ngụ tại địa chỉ : ……………………………
Hôm nay ngày … tháng … năm … xét thấy bản thân mình chưa đủ chu toàn nên để hương án bị bụi, tín chủ con xin thành tâm sám hối.
Tín chủ con xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó bàn thờ gì, thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), hôm nay chọn được ngày lành tháng tốt xin cho phép tín chủ con được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm và thanh tịnh nhất kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.
Mong các vị độ cho chúng con lau dọn được chỉn chu khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ,
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
(Xong vái 3 vái).
Bước 2: Chúng ta hạ đồ thờ cúng và bắt đầu công tác dọn dẹp bàn thờ
Đầu tiên hạ các đồ mình muốn lau dọn xuống trước. Nếu có thể thì để lại bát hương, hoặc cẩn thận khi dọn bát hương xuống, lưu ý là việc thay chân hương và lau dọn phải tiến hành riêng không được thực hiện cùng một lúc.
Tiếp đó chúng ta chuẩn bị bàn to và cao để hạ những đồ thờ cúng như bài vị, chén nước, di ảnh, bình hoa, … Chú ý chúng ta cần phủ giấy đỏ (giấy vàng đối với bàn thờ Phật) hoặc phủ vải lên bàn trước khi hạ đồ thờ cúng xuống nhé.
Chúng ta phải dùng chiếc khăn sạch đã ngâm rượu gừng để lau dọn dẹp bàn thờ ngày Tết. Chú ý cẩn thận lau lần lượt từng món riêng lẻ, lau xong đặt lại vị trí cũ một cách ngay ngắn để thể hiện sự tôn kính với tổ tiên.
Bước 3: Chúng ta tiến hành rút và tỉa chân hương
Đây là một bước quan trọng và phức tạp ta cần nhờ người có kinh nghiệm thực hiện đúng cách. Công tác này còn được gọi là bao sái, giúp mang lại sự thịnh vượng, tài lộc cho ngôi nhà.
Bắt đầu ta hãy dùng rượu gừng rửa hai tay thật sạch để tẩy uế. Tiếp theo lấy chổi và khăn khô để phủi bụi xung quanh bát hương, chú ý đừng để đổ bát hương nhé.
Bước tiếp theo, đúng như trình tự để xin phép thần linh và ông bà tổ tiên thì bạn sẽ phải đọc bài văn khấn tỉa chân hương. Kết thúc bài văn khấn thì bạn có thể tiến hành tỉa chân nhang rồi đấy.
Quy tắc tỉa chân hương như sau: dùng 2 tay rút từng chân hương cho đến khi số chân hương còn lại trong bát là một số lẻ: 7,5,3 hoặc 9 là được cùng với ý nghĩa: 3 chân hương thường tượng trưng cho sinh tài, 5 chân hương tượng trưng cho ngũ hành tề tụ…. Các gia đình Việt ta thường sẽ để lại 3 chân nhang khi dọn dẹp bát hương.
Cách xử lý chân hương đã rút ra trước đó là ta đặt lên bàn to phủ giấy đỏ hoặc vải đỏ rồi đốt thành tro tàn và mang rồi đổ ra dòng sông.
Bước cuối ta dùng khăn ngâm rượu gừng vệ sinh bát hương và lau lại bàn thờ cho hết bụi, dùng khăn khô để lau bàn thờ thêm một lần nữa là xong nhé.
Bước 4: Kết thúc việc dọn dẹp bàn thờ ta đọc văn khấn báo đã xong việc
Chúng ta cho đồ thờ cúng đã cất trên bàn trải giấy đỏ hoặc là vải đỏ trở lại bàn thờ, thay nước và thay cả chum gạo muối (nếu có) cho bàn thờ. Tiến hành khấn chân thành để báo rằng đã xong việc dọn nhà ngày Tết và xin thỉnh tổ tiên trở về.
Tham khảo thêm: Lễ Gia Tiên là gì? Tổng Hợp Nghi Thức Trong Lễ Gia Tiên”
Những Điều Cần Tránh Để Không Phạm Đến Thần Linh Và Ông Bà Tổ Tiên
Trong quá trình dọn dẹp bàn thờ ta cần lưu ý những điều cụ thể sau:
- Tránh để bài vị các thần và các gia tiên lẫn lộn cần để bài vị ở hai chỗ khác nhau.
- Tránh dùng chung các vật dụng như chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ không chung đụng với các bàn thờ và dùng cho khu vực sinh hoạt của gia đình. Chúng ta phải dùng nước sạch để lau bàn thờ và dùng rượu trắng ngâm gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để lau sạch và tẩy uế cho bàn thờ.
- Tuyệt đối không được di chuyển hay xê dịch bát hương.
- Khi lau bát hương, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn ẩm và sạch, phun rượu pha gừng giã nhỏ, ngũ vị hương, nước hoa… tiến hành lau cẩn thận.
- Chúng ta cần tránh không làm đổ vỡ các đồ thờ đang có trên bàn thờ.
- Lưu ý không đổ hoặc vứt hết chân hương của năm cũ đi mà nên rút từ từ và để lại đúng 5 chân hương cũ trong bát hương.
Cuối cùng ta có thể thấy, việc dọn dẹp bàn thờ ngày cuối năm không chỉ đơn giản là việc lau chùi, dọn sạch bụi bẩn mà nó còn mang một ý nghĩa tâm linh rất quan trọng thể hiện sự biết ơn, trân trọng và thành kính của con cháu đối với thần Phật, tổ tiên và những người đã khuất.
Theo các nhà phong thủy công tác này không nhất thiết chỉ có thể thực hiện vào dịp tết mà chúng ta đều có thể thực hiện việc lau dọn bàn thờ hàng ngày.
Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp cho bạn đọc có thêm kinh nghiệm để dọn dẹp bàn thờ sao cho đúng và tránh được các điều kiêng kỵ khi thực hiện giúp thu tài đón lộc vào nhà.
- TOP 499+ Mẫu Thiết Kế Phòng Thờ Trên Sân Thượng Hợp Phong Thủy, Đẹp Nhất 2024
- Cách Cắm Hoa Hồng Bàn Thờ Đẹp Và Ý Nghĩa | Hướng Dẫn Chi Tiết Từ A-Z
- Cách Bày Bát Đũa Trên Bàn Thờ Chuẩn Phong Thủy
- [Trọn bộ] Văn Khấn Chùa Hương Chi Tiết Chuẩn Nhất 2024
- [Trọn Bộ] Văn Khấn Bốc Mộ, Hàn Long Mạch Sau Khi Bốc Mộ Chi Tiết Nhất 2024
Bàn Thờ Đẹp Gia An Thiết Kế Phòng Thờ Số 1 Việt Nam
Địa chỉ: 16 Ngõ 1, Đỗ Nhuận, Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0937.323.323
Website: https://banthodepgiaan.com/
Đăng Ký Nhận Báo Giá Chi Tiết