Hướng Dẫn Trang Trí Bàn Thờ Ngày Tết Đẹp Cho Năm Giáp Thìn 2024

Các vùng miền trên đất nước Việt Nam có tập tục thờ cúng khác nhau. Cùng với đó cách trang trí bàn thờ ngày tết cũng khác nhau và mang dấu ấn riêng, nét đặc trưng của con người mỗi miền, quá trình trang trí gồm khá nhiều công đoạn, trong đó có thể kể đến như chuẩn bị đồ thờ, mâm cơm, mâm ngũ quả….. Trong bài viết này các bạn hãy cùng Gia An tìm hiểu những điều đặc biệt trên bàn thờ ngày tết miền Bắc nhé!

Là ngày lễ lớn nhất trong năm nên dịp Tết Nguyên Đán – Tết Âm Lịch luôn được gia chủ quan tâm chuẩn bị. Cũng như các vùng miền khác, tại miền Bắc nhà nhà, người người đều cố gắng sắp xếp công việc để kịp về sum họp, cùng nhau bắt tay vào công cuộc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa và trang trí bàn thờ ngày tết để chào đón năm mới.

Để thể lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên cách bố trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc được chăm chút và chú trọng từng chi tiết nhỏ, đồng thời gửi gắm những mong ước sang một năm mới thật nhiều khỏe mạnh và may mắn.Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà việc trang trí bàn thờ tết có thể có thêm hoặc bớt đi vài món vật phẩm này.

Nên Trang Trí Bàn Thờ Ngày Tết Khi Nào?

Theo quan điểm văn hóa truyền thống Á Đông, việc lau dọn và trang trí bàn thờ trong dịp Tết thường được thực hiện sau ngày 23 tháng Chạp, tức là vào tuần cuối cùng của năm, nhằm chuẩn bị đón ông Công, ông Táo trở về thiên đàng. Thời kỳ này được xem như “thần linh đi vắng,” là thời điểm lý tưởng để gia chủ sửa sang bàn thờ, chuẩn bị cho sự hiện diện của các vị thần linh trong đêm giao thừa, khi họ trở về để hưởng ứng không khí vui tươi của Tết.

Tuy nhiên, mặc dù quan niệm truyền thống đặt ra ngày 23 tháng Chạp là thời điểm lý tưởng, nhiều chuyên gia phong thủy lại cho rằng không có quy tắc cứng nhắc về thời gian lau dọn và trang trí bàn thờ ngày Tết. Trong khoảng thời gian từ ngày 23 đến ngày 29 tháng Chạp, gia chủ có thể linh hoạt sắp xếp thời gian để lau dọn bàn thờ, đảm bảo nó trở nên sạch sẽ và gọn gàng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự linh thiêng trong gia đình.

Xem thêm: Bật Mí 5 Cách Trang Trí Bàn Thờ Gia Tiên Đẹp Mắt

Cách Trang trí bàn thờ miền Bắc

Trên bàn thờ gia tiên, bát hương lớn nhất sẽ đạt ở vị trí chính giữa còn lại hai bát hương nhỏ hơn để tạo được tư thế tam tài ta đặt 2 bên. Bên cạnh đó để biểu tượng cho mặt trời và mặt trăng ở vị trí góc ngoài cùng được đặt hai cây đèn dầu hoặc hai cây nến. Tiếp theo, cũng theo nguyên tắc đối xứng hai bên bàn thờ được cân bằng bởi 2 bình hoa tươi. Một lưu ý nhỏ, đảm bảo trên bàn thờ 3 chén nước sạch, 3 chén rượu và 1 bình rượu hồ lô nhỏ. Loại hương đốt ở miền Bắc họ thường đốt liên tục loại hương dạng vòng trong những ngày tết.

Cach-trang-tri-ban-tho-ngay-tet-mien-bac

Ở một số gia đình người Bắc còn có một tập tục là đặt 2 cây mía nhiều lá, chồi và cao lớn được bố trí dựng thẳng ở hai bên bàn thờ với mục đích biểu trưng

cho sự tiếp nối, đủ đầy và đoàn kết. Chính vì vậy cách trang trí bàn thờ ngày tết miền Bắc sẽ có ít nhiều điểm khác so với cách trang trí bàn thờ ngày tết miền Nam và miền Trung Việt Nam.

Cách Trang Trí Bàn Thờ Miền Trung

Khác với vùng Bắc, người dân ở miền Trung không lựa chọn những loại trái cây mang hương vị đắng khi làm trang trí bàn thờ. Thay vào đó, họ ưa chuộng những loại trái cây có hương vị ngọt ngào, nhằm cầu mong cho sự an vui và hạnh phúc.

Ngoài ra, cam và quýt cũng không xuất hiện trên bàn thờ, do tư duy “cam đành, quýt đoạn” trong quan niệm dân gian. Để tạo nên không khí trang trí tràn đầy, trang nghiêm trong ngày Tết, người dân miền Trung thường sử dụng đủ các loại bánh kẹo, đồ uống ngọt, trà và hoa cúc vạn thọ, lay ơn để trang hoàng bàn thờ.

Cách Trang Trí Bàn Thờ Miền Nam

Mâm ngũ quả là một trong những điểm đặc sắc trong việc trang trí bàn thờ ngày Tết của cư dân miền Nam. Các loại quả phổ biến như sung, đu đủ, mãng cầu, xoài và dừa đều được sử dụng, mỗi loại mang theo mình một ý nghĩa tốt lành:

  • Mãng cầu: Thể hiện mong muốn mọi việc suôn sẻ, như ý.
  • Dừa: Tượng trưng cho sự đầy đủ, ấm no.
  • Đu đủ: Mang ý nghĩa của thịnh vượng, bình an.
  • Xoài: Đại diện cho một năm tiêu xài phong phú, không thiếu thốn.
  • Sung: Xuất phát từ mong muốn sung túc về cả cải và sức khỏe mãn nguyện.

Mâm Ngũ Quả Đẹp Trang Trí Ngày Tết

Cách trang trí bàn thờ ngày tết miền bắc với mâm ngũ quả thường sử dụng các loại quả thường thấy ở khu vực miền Bắc như: bưởi, đào, hồng, chuối, quất, chuối, phật thủ, thanh long, đu đủ,… Bởi theo phong thủy trang trí bàn thờ ngày tết với mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành, tượng trưng cho sự sung túc, sum họp và hạnh phúc.

Cach-bo-tri-mam-ngu-qua-ngay-tet-mien-bac

Với mỗi một loại quả lại mang một ý nghĩa khác nhau đại diện cho 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đồng thời qua trang trí bàn thờ ngày tết đơn giản này cũng thể hiện những ước muốn của gia chủ như: Quả quất – sự làm ăn thuận lợi, phát triển và tràn đầy nhựa sống; Chuối – sự hòa thuận và đoàn kết các thành viên trang gia đình; Đu đủ – sự đầy đủ, ấm lo; Thanh long – sự may mắn, phú quý và thịnh vượng cho cả năm.

Mâm cơm cúng ngày Tết

Ngoài những khác biệt trên mâm ngũ quả thì mâm cơm cúng ngày tết của người miền Bắc cũng có cách trang trí bàn thờ ngày tết khác với các vùng miền khác. Như hiện diện trên mâm cúng, luôn phải đảm bảo có số bát bao gồm: 4 bát 4 đĩa, 8 bát 8 đĩa hoặc 6 bát 6 đĩa. Lý do bởi đây là các con số theo quan niệm là mang ý nghĩa phát, lộc, may mắn.

Mam-com-cung-ngay-tet-mien-Bac

Trong cách trang trí bàn thờ ngày tết thì mâm cơm cúng được cho là “mảnh ghép” cuối cùng để có một bàn thờ gia tiên ngày Tết hoàn chỉnh. Đồng thời mâm cơm còn mang ý nghĩa như một lời báo cáo tổng kết cho một năm vừa qua.

Các món ăn thường được người miền Bắc làm trên mâm cơm cúng gồm có những món ăn như: gà trống luộc, miến nấu lòng gà, đĩa xôi, canh hầm chân giò, đĩa rau xào, canh bóng thả, bánh chưng xanh, xôi, đĩa thịt lợn luộc, dưa hành, nem rán, nộm,…Mỗi một món ăn lại có một màu sắc khác nhau, hương vị đậm đà hoà quyện với nhau nên chỉ cần thiếu một món trong mâm cơm cúng trang trí bàn thờ ngày tết sẽ khiến cho họ cảm thấy mất đi một dư vị ngày Tết. Và một điều quan trọng nữa là khi sắp cỗ cúng vào ngày 30 Tết, mùng Một tết luôn luôn dùng gà luộc phải là gà trống.

Hoa trang trí bàn thờ ngày Tết

Bàn thờ ngày Tết vốn đã bày biện rất nhiều lễ vật như mánh chưng, mâm ngũ quả, bánh, kẹo… vậy ngày tết nên cắm hoa gì? . Chúng ta nên hạn chế chọn lựa và cắm cùng lúc quá nhiều màu sắc sặc sỡ khác nhau với nhiều loại hoa khác nhau vì sẽ khiến rối mắt và không tạo được điểm nhấn cho không gian thờ cúng. Cách cắm hoa bàn thờ phật ngày tết hay bàn thờ gia tiên ngày tết chưng hoa gì? để đón một năm mới với nhiều may mắn, an khang, thịnh vượng. Sau đâu là một số loại hoa đặc trưng được sử dụng  để trang trí bàn thờ ngày tết của miền Bắc. 

Tham khảo thêm: Bật Mí Cách Trang Trí Phòng Thờ Hút Tài Lộc và Bình An

Hoa Đào 

Miền Nam tết chưng hoa gì trên bàn thờ nhiều nhất? Câu trả lời chính là hoa Mai, tương ứng ở Miền Bắc tết cắm hoa gì trên bàn thờ là đa số? Câu trả lời là hoa Đào, đây là loại hoa nở nhiều ở khu vực phía Bắc vào mùa xuân được sử dụng nhiều để trong dịp Tết Nguyên Đán. Cách cắm hoa bàn thờ ngày tết loại hoa này vừa dễ dàng vừa mang nhiều ý nghĩa tượng trưng cho sự đổi mới và sự dồi dào, phú quý và giàu sang dâng lên bàn thờ gia tiên thể hiện cho không khí xuân về.

Hoa-dao-trung-ban-tho-ngay-tet-mien-Bac

Bên cạnh đó, theo quan niệm của người Việt ta hoa đào trong ngày Tết cổ truyền còn đem lại sự ấm cúng, màu hồng phai, đỏ thắm ấy sẽ mang lại tài lộc, hạnh phúc và may mắn. Đồng thời, loài hoa đặc trưng mùa xuân này cũng gieo vào lòng người nguồn sinh khí mới, hứa hẹn về những điều tốt đẹp, hạnh phúc trong tương lai. Cách cắm hoa tết bàn thờ ta chỉ nên cắm tối đa là 2 bình hoa trên bàn thờ.

Hoa cúc vàng

Cách cắm hoa để bàn thờ ngày tết loại hoa này của miền Bắc rất phổ biến. Hoa cúc mang một màu vàng tươi sáng và nổi bật với nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng tiêu biểu nhất là thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu, lòng biết ơn với tổ tiên, ông bà và những người đã khuất.

Hoa-cuc-vang-chung-ngay-tet-mien-bac

Bạn có biết không, trong phong thuỷ cách cắm hoa tết để bàn thờ này với màu vàng là cung tài lộc, chính vì vậy sử dụng loại hoa này chưng trên bàn thờ sẽ giúp cho gia chủ gia tăng tài lộc, có nhiều phúc khí và cuộc sống được như ý.

Hoa lay ơn

Hoa Lay Ơn cũng là một trong những loài hoa được người miền Bắc ưa chuộng nhiều để trang trí bàn thờ ngày tết. Tên gọi “ Kiếm Lan” cũng là một tên gọi khác của loại hoa này mang hình dáng thẳng đứng như một thanh kiếm, bông hoa màu sắc sặc sỡ trên cùng giống loài hoa lan quý, với hình dáng này mà thời gian tươi rất lâu nên cũng nhiều gia chủ dùng hoa để bàn thờ ngày tết. Một bình hoa lay ơn đặt đối xứng trên bàn thờ thể hiện cho sự chung thuỷ, tình cảm ấm áp.

Hoa-lay-on-chung-ban-tho-ngay-tet-mien-bac

Đồng thời Lay Ơn cũng là một trong những bông hoa rực rỡ sắc màu được trưng trong dịp Tết đến xuân về chúng ta không thể không nhắc đến loài hoa này với màu sắc nổi bật không thể nhầm lẫn với loài hoa nào khác. Ngoài ra cách cắm hoa ngày tết trên bàn thờ rất dễ dàng, hoặc cắm điểm với những loại hoa khác.

Thế của lay ơn rất đẹp, tiêu biểu cho ý chí vươn lên, luôn luôn vươn cao, cách cắm hoa tết trên bàn thờ này còn thể hiện tấm lòng son sắt. Người ta cho răng nhiều may mắn, vui vẻ, sự tươi sáng, từ màu đỏ của hoa sẽ hứa hẹn cho một năm mới đầy năng lượng tích cực. 

Hoa sen

Hoa sen cũng là một loại hoa được người miền Bắc ưa chuộng để trang trí bàn thờ ngày tết, lựa chọn trong những ngày đầu năm. Cách cắm hoa để bàn thờ tết này sử dụng nhiều loại với kích thước và màu sắc khác nhau.

Hoa-sen-chung-ban-tho-ngay-tet-mien-bac

Khi nhắc đến hoa sen chính là nhắc đến biểu tượng và hình ảnh của Đức Phật. Bởi loài hoa này có vẻ ngoài thanh khiết, mùi hương như tưới mát tâm hồn, sắc hoa thanh tao. Hoa sen còn mang ý nghĩa cho sự trong trắng, nhẹ nhàng, thể hiện ý chí, sức mạnh và nghị lực kiên cường.

Hoa đồng tiền

Mỗi khi Tết mọi người băn khoăn không biết nên chọn hoa gì chưng bàn thờ ngày tết, nhiều gia đình lựa chọn hoa đồng tiền là loài hoa có nhiều màu sắc khác nhau. Đối với loại hoa này mọi người thường chọn hoa có màu đỏ hoặc vàng hoặc những màu đậm để thờ cúng để thể hiện cho lòng thành kính, sự biết ơn của gia chủ đối với Thần Phật, ông bà tổ tiên và những người đã khuất. 

Hoa-dong-tien-chung-ban-tho-ngay-tet-mien-bac

Bên cạnh đó theo tên gọi của loài hoa này thì nó còn mang ý nghĩa thể hiện sự thịnh vượng, tiền tài và may mắn cũng như thể hiện cho tuổi thọ, sức khỏe của gia chủ.

Cách trang trí bàn thờ tổ quốc ngày tết như thế nào?

Trang trí bàn thờ tổ quốc là một tục lệ có ở rất nhiều nơi tại Việt Nam. Được bắt nguồn từ đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và tình yêu nước sâu sắc, việc trang trí bàn thờ tổ quốc ngày tết đã là một tục lệ và nét đẹp văn hoá có ở nhiều nơi tại Việt Nam.

Để trang trí bàn thờ tổ quốc phải có các yếu tố sau:

  • Cờ tổ quốc: Đây là một yếu tố quan trọng không thể thiếu bàn thờ tổ quốc.
  • Tượng – di ảnh Bác Hồ: Được bố trí và đặt ở vị trí trang trọng, ngay chính giữa và dưới lá cờ tổ quốc.
  • Câu đối:  theo truyền thống nội dung của câu đối thường nói về ngày Tết hoặc tinh thần độc lập của dân tộc.
  • Lãng- lọ hoa: sử dụng các loại hoa giống như loài hoa chưng ngày Tết bình thường.
  • Mâm ngũ quả: Cũng giống như mâm ngũ quả gia tiên mâm 5 loại quả có màu sắc và kích thước khác nhau. 

Cach-trang-tri-ban-tho-to-quoc-ngay-tet

Lưu ý: Bàn thờ tổ quốc luôn được đặt ở vị trí trang trọng, nơi khách đến chơi nhà có thể dễ dàng thấy tuy nhiên vẫn phải đảm bảo sự trang nghiêm, không quá ồn ào, phải thanh tịnh. Các vật dụng như chổi, khăn lau phải dùng riêng không được dùng chung với mục đích khác. Trong trang trí bàn thờ ngày tết, hoa bố trí bàn thờ tổ quốc phải sử dụng hoa thật không được dùng hoa giả vì đây là điều bất kính, và không đặt bàn thờ này đối diện bất kỳ bàn thờ nào khác trong nhà.

Xem ngay: Nguyên Tắc Đặt Hướng Bàn Thờ Theo Chuẩn Phong Thủy

Những Điều Cần Tránh Trong Việc Trang Trí Bàn Thờ Gia Tiên Ngày TẾT 

Để tránh rơi vào tội phạm thượng, gia chủ cần hết sức cẩn trọng khi thực hiện quá trình dọn dẹp và trang trí bàn thờ. Dưới đây là những điều cần kiêng kỵ mà gia chủ nên nắm vững để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến vận khí của gia đình.

Người đứng ra trang trí bàn thờ thường là gia chủ, người đóng vai trò quan trọng trong gia đình và đại diện chăm sóc hương hỏa cho ông bà gia tiên cùng các vị thần linh.

Quan trọng nhất, không nên di chuyển bát hương khi đang dọn dẹp hoặc lau chùi. Theo quan niệm dân gian, việc xê dịch bát hương so với vị trí ban đầu có thể mang lại những điều xui xẻo cho gia đình.

Hoa trang trí trên bàn thờ ngày Tết cần phải là hoa tươi, vì chúng sẽ tỏa hương thơm và tượng trưng cho những điều may mắn, hạnh phúc. Tuy nhiên, cần kiêng kỵ một số loại hoa như hoa nhài, hoa phong lan, hoa cúc, hoa dâm bụt, hoa phù dung để đảm bảo không gian trang trí được an lành và linh thiêng.

Trên đây là những chia sẻ của Gia An về cách trang trí bàn thờ ngày tết  của miền Bắc Việt Nam với những nét đặc trưng riêng của con người Bắc Bộ mộc mạc, tình cảm. Nhưng sau tất cả vẫn là lòng thành kính hướng đến tổ tiên, cầu mong hạnh phúc và an lành trong năm mới.

5/5 - (1 bình chọn)

Bàn Thờ Đẹp Gia  An Thiết Kế Phòng Thờ Số 1 Việt Nam

Địa chỉ: 16 Ngõ 1, Đỗ Nhuận, Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0937.323.323

Website: https://banthodepgiaan.com/

Đăng Ký Nhận Báo Giá Chi Tiết 

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Facebook 8h30 - 21h30
    Zalo 8h30 - 21h30
    Gọi ngay
    0937323323 8h30 - 21h30
    Home