Tìm Hiểu Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Ngày Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan hay còn gọi là ngày Rằm tháng 7 hằng năm là dịp để mọi người nhớ về cha me – đấng sinh thành đã vất vả nuôi dưỡng chúng ta nên người. Trong dịp này, những ai theo Phật giáo hoặc tín ngưỡng Phật đều đến chùa thắp hương làm lễ cầu an, cầu phúc cho gia đình. Vậy Lễ Vu Lan có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? 

Lễ Vu Lan Báo Hiếu Là Gì Và Nguồn Gốc Của Ngày Lễ Này?

Lễ Vu Lan Là Gì?

Lễ Vu Lan là một ngày lễ đặc biệt trong đạo Phật, được tổ chức vào ngày Rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công ơn và tri ân đến các tổ tiên, đặc biệt là cha mẹ: người có công ơn sinh thành chúng ta. Trong lễ Vu Lan, người Phật tử thường thực hiện các hoạt động từ thiện như cúng dường, cúng lễ, tịnh tâm và đọc kinh để giúp tịnh kỳ cho linh hồn của những người đã khuất.

Xem thêm: Văn Khấn Gia Tiên Rằm Tháng 7: Đầy Đủ Nhất Theo Phong Tục Việt Nam

Tên gọi “Vu Lan” trong tiếng Phạn là ullambhana có nghĩa là “sự giải thoát”. Ý ở đây là giải thoát cho những linh hồn đang chịu trừng phạt khổ sở ở địa ngục. Lễ Vu Lan cũng trùng với ngày lễ xá tội vong nhân hay còn gọi là ngày cúng cô hồn. Năm nay, Lễ Vu Lan rơi vào thứ 4, ngày 30/8/2024.

Banthodepgiaan-hinh-anh-le-vu-lan-bao-hieu
Lễ Vu Lan báo hiếu

Nguồn Gốc Của Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan xuất phát từ một câu chuyện trong Kinh Đại Bát Niết Bàn về Mục Kiền Liên, một vị Bồ Tát đã cứu mẹ khỏi địa ngục. Người ta cho rằng hàng năm vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, cánh cửa địa ngục sẽ mở ra và tất cả các linh hồn trong địa ngục sẽ được phép ra ngoài để nhận lễ vật và cầu nguyện từ người sống. Cụ thể câu chuyện như sau:

Xem thêm: Hướng Dẫn Chuẩn Bị Đầy Đủ Từ A Đến Z Cho Mâm Cúng Cô Hồn

Chuyện kể rằng:

Mục Kiền Liên được hàng xóm biết đến là một cậu bé vô cùng hiếu thảo. Cậu sống chung với mẹ tên là Thanh Đề. Mẹ của cậu là người vô cùng cẩu thả, ăn uống phung phí. 

Sau khi người mẹ qua đời, Mục Kiền Liên đi theo Phật tu luyện. Nhờ tính cách chăm chỉ, chịu khó ông trở thành một trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca. Khi thành công tu niệm, ông nhớ đến người mẹ đã khuất của mình, liền tìm cách xem bà đang ở đâu. Đau lòng thay, ông tìm thấy mẹ mình đang bị đày vào địa ngục quỷ đói vì những thói quen xấu lúc sinh thời. Vì thương mẹ, Đại Đức Kiều Liên tu tập chứng quả A La Hán thành công để đến địa ngục thăm mẹ. 

Lúc này, nhìn thấy đâu đâu ở địa ngục cũng toàn khổ đau, tiếng gào thét. Ông dùng phép biến ra cơm để tặng mẹ cũng không thành. Quá đau xót khi thấy cảnh mẹ bị đày đọa, lang thang cơ cực, ông tìm đến Phật tổ cầu xin cho mẹ được siêu thoát. 

Đến đây, Phật chỉ dạy cho ông cách duy nhất để cứu mẹ là nhờ đến các vị chư tăng mười phương tám hướng. Đến ngày Rằm tháng 7 hàng năm, ông cùng các vị chư tăng làm lễ cúng dường Tam Bảo để xin xóa nhẹ tội thì mẹ mới sớm siêu thoát. Cũng từ đó, có tục lệ đến Rằm tháng 7, ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì đến chùa cầu siêu, cầu an, cúng dường. Và Lễ Vu Lan cũng ra đời.

Banthodepgiaan-hinh-anh-nguon-goc-ngay-le-vu-lan
Nguồn Gốc Của Lễ Vu Lan

Nghi Lễ Quan Trọng Trong Ngày Lễ Vu Lan 

Trong ngày lễ Vu Lan luôn có các hoạt động ý nghĩa dành cho các Phật tử:

Mâm Cúng Ngày Lễ Vu Lan 

Mỗi gia đình sẽ thờ cúng khác nhau, vậy nên mỗi lễ nghi cũng có ý nghĩa khác nhau và cần chuẩn bị những đồ vật phù hợp

Cúng Phật: Mâm cúng Phật thường có đồ chay, ngũ quả và nghi thức khấn Phật

Cúng thần linh: thường có xôi, gà nguyên con, bánh chưng, trà, rượu, trái cây, hoa tươi… văn khấn mong sức khỏe, hạnh phúc cho cả gia đình.

Cúng gia tiên: Mâm lễ cúng gia tiên thường được chuẩn bị trang trọng với cơm chay hoặc mặn, tiền vàng mã.

Xem thêm: Trọn Bộ Văn Khấn Khai Trương Nhà Hàng Mới Chuẩn Nhất

Nghi Lễ “Bông Hồng Cài Áo”

Với nghi lễ này thì ai còn cha mẹ sẽ cài bông hồng đỏ, còn những ai đã mất cha mẹ sẽ cài bông hồng màu trắng. Nghi thức này được thiều sư Thích Nhất Hạnh Khởi xướng vào năm 1962.

Thả Đèn Hoa Đăng 

Từ lâu việc thả đèn hoa đăng là nghi thức không thể thiếu trong ngày lễ Vu Lan bởi nó có ý nghĩa cầu siêu cho người đã khuất. Mỗi ngọn đèn hoa đăng được thiết kế tỉ mỉ, với ngọn nến được thắp sáng, cùng với những ước nguyện bình an và tốt lành.

Banthodepgiaan-hinh-anh-nghi-le-tha-hoa-dang
Nghi lễ thả hoa đăng

Cùng Bàn Thờ Đẹp Gia An Đón Vu Lan Trọn Vẹn, Trọn Tình Thương

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là Vu Lan đến rồi. Ngoài việc đến chùa cầu an, cầu siêu cho cha mẹ. Bạn nhớ đừng quên chuẩn bị chu đáo, tươm tất cho bàn thờ cúng gia tiên của gia đình nhé. Hãy để Bàn Thờ Đẹp Gia An giúp bạn tư vấn cũng như thiết kế phòng thờ được đẹp nhất vào dịp Lễ Vu Lan này nhé. 

Thông tin liên hệ

Bàn Thờ Đẹp Gia An – Tạo Tín Tạo Niềm Tin

5/5 - (1 bình chọn)
CEO Phạm Văn Đạo Bàn thờ đẹp gia an

Xin Chào, Tôi Là Phạm Văn ĐạoFounder – Ceo  Bàn Thờ Đẹp Gia An và cũng là người đảm nhận chia sẻ các kiến thức trên website: Banthodepgiaan.com. Tôi là một chuyên gia có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất. Tôi là một người am hiểu sâu sắc về thiết kế nội thất nói chung và nội thất phòng thờ nói riêng, đặc biệt chú trọng đến yếu tố tâm linh và phong thủy. Với kiến thức chuyên môn vững vàng và kinh nghiệm thực tế phong phú, tôi đã mang đến những không gian thờ cúng không chỉ đẹp mắt mà còn hài hòa, ý nghĩa và mang đậm giá trị truyền thống.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Facebook 8h30 - 21h30
Zalo 8h30 - 21h30
Gọi ngay
0937323323 8h30 - 21h30
Home