Giải Đáp Thắc Mắc: Khi Nào Thì Bao Sái Bát Hương Tốt Nhất?

5/5 - (1 bình chọn)

Bao sái bát hương là nghi thức quan trọng theo quan niệm thờ cúng của người Việt chúng ta. Vậy khi nào thì bao sái bát hương? Bao sái bát hương vào ngày nào là đúng? Mời bạn cùng Bàn thờ đẹp Gia An tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết này để tìm câu trả lời nhé.

Bao Sái Bát Hương Là Gì?

Bao sái bát hương là một nghi lễ đặc biệt quan trọng được diễn ra vào các dịp cuối năm Âm lịch hàng năm. Hiểu theo nghĩa đơn giản, bao sái bát hương chính là công việc vệ sinh bàn thờ, bát hương và tỉa lại chân nhang, thay thế phần tro cũ trong bát nhang.

 

Khi Nào Thì Bao Sái Bát Hương?

Theo các chuyên gia về văn hóa, nghi lễ thường sẽ thực hiện bao sái bát hương vào ngày trước hoặc trùng ngày cúng Ông Công Ông Táo 23 tháng Chạp hoặc vào ngày tất niên (ngày cuối cùng của năm theo lịch Âm), ngày vía thần tài hoặc ngày rằm tháng 7 Âm lịch.

Xem Thêm: Tháng 7 có nên bốc bát hương Hay Không? Những Điều Cấm Kỵ

bao-sai-bat-huong-ngay-cuoi-nam
Bao sái bát hương ngày cuối năm

Cách Bao Sái Ban Thờ Cuối Năm Đúng Cách Nhất

Bên cạnh câu hỏi khi nào thì bao sái bát hương, việc sắp lễ vật như thế nào cũng là điều khiến nhiều người quan tâm. Các đồ cần có cho một buổi bao sái bát hương đã được Gia An liệt kê dưới đây:

Lễ Vật Cần Chuẩn Bị Để Bao Sái Ban Thờ

  • 1 đĩa xôi
  • 1 miếng thịt luộc
  • 1 đĩa hoa quả theo mùa
  • 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ
  • 3 chén rượu trắng nhỏ
  • 1 chén nước sôi để nguội
  • 3 lễ tiền vàng
  • 2 lọ hoa tươi
le-vat-can-chuan-bi-khi-bao-sai-bat-huong
Lễ vật cần chuẩn bị khi bao sái bát hương

 

7 Bước Thực Hiện Bao Sái Ban Thờ

  • Bước 1: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật trước buổi cúng. Sau đó, bạn đọc bài văn khấn xin bao sái bát hương thần tài, gia tiên và đợi chờ hương tàn thì bắt đầu thực hiện lau dọn, vệ sinh bàn thờ.
  • Bước 2: Bạn hạ các đồ cúng muốn lau dọn xuống. Lưu ý: Bạn tuyệt đối không được di chuyển hoặc hạ bát hương, đây là điều cấm kỵ. Bởi theo quan niệm dân gian, nếu bát hương bị xê dịch sang hướng xấu có thể gây điềm xấu, xui xẻo và không may cho chủ nhà.
  • Bước 3: Tiếp theo, bạn chuẩn bị một chiếc bàn rồi phủ vải hoặc giấy đỏ và đặt đồ thờ cúng như: Bài vị, di ảnh, chân đèn, bình hoa, chén nước… lên mặt bàn. Nếu bàn thờ nhà bạn đặt chung bài vị gia tiên và bài vị thần linh thì khi vệ sinh cần đặt riêng hai chỗ tránh nhầm lẫn.
  • Bước 4: Dùng một tấm khăn sạch, nhúng qua nước ngũ vị hương có pha chút rượu gừng để lau toàn bộ đồ thờ cúng.
  • Bước 5: Sau khi lau sạch bằng khăn ẩm, bạn dùng một chiếc khăn khô để lau lại toàn bộ đồ thờ cúng trước khi đặt về vị trí cũ.
  • Bước 6: Khi hoàn thiện xong việc lau dọn đồ thờ, bạn tiến hành rút tỉa chân nhang và dọn dẹp bát hương. Bạn sử dụng một chiếc thìa nhỏ và xúc từng thìa tro bên trong bát nhang đổ ra bên ngoài. Tiếp đó, bạn tiến hành lau sạch bát hương. Lưu ý: Bạn tuyệt đối không được cầm hay nhấc bát hương lên để đổ tro bởi làm như vậy có thể dẫn đến tình trạng tán tài lộc.
  • Bước 7: Cuối cùng, bạn sắp xếp lại đồ thờ cúng đúng với vị trí ban đầu. Đồng thời, thay nước, gạo, muối mới và quét dọn bàn thờ rồi khấn xin thỉnh các ngài về và báo cáo việc lau dọn ban thờ đã xong.

Lưu ý: Khi tỉa chân nhang, bạn lấy một tay giữ bát hương, tay còn lại dọn dẹp và rút tỉa chân nhang. Nếu gia chủ là nam thì nên giữ lại 7, 17, 27, 37 chân nhang, không được giữ lại 47 chân nhang vì đó là số của tử thần. Ngược lại, nếu gia chủ là nữ thì nên giữ lại 9, 19, 29, 39 chân nhang, không được giữ 49 chân nhang vì số đó tượng trưng điềm không tốt.

bao-sai-ban-tho-chuan-phong-thuy
Bao sái bàn thờ chuẩn phong thủy

Tổng Hợp Các Bài Văn Khấn Bao Sái Bàn Thờ, Bát Hương Cuối Năm

Ngoài mối bận tâm khi nào thì bao sái bát hương thì văn khấn là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua, bạn có thể tham khảo 2 bài văn khấn dưới đây.

Xem Ngay: Vị Trí Bát Hương Trên Bàn Thờ: Bí Quyết Tạo Nên Không Gian Tâm Linh Tuyệt Vời!

 

Bài Khấn Bao Sái Ban Thờ Gia Tiên

Trước khi nghi lễ diễn ra bạn cần chuẩn bị mâm ngũ quả, hoa, trà,… đặt lên ban thờ rồi thắp 3 nén hương và đọc theo bài văn khấn dưới đây.

“Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương Chư Phật, Chư Phật 10 phương.

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế, Hoàng Thiên Hậu Thổ, Ngũ phương Ngũ thổ, Long mạch Thổ thần, Đông trù Tư mệnh, Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:……………… Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên Cửu Huyền Thất Tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ… (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào).

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp, ngày nào đó vào cuối tháng), con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới (trường hợp dọn dẹp bàn thờ cuối năm) – để sạch sẽ bàn thờ cho việc thờ cúng được trang trọng (trường hợp dọn dẹp bàn thờ vào cuối tháng), mong chư vị Phật, Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ …, chấp thuận.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!”

Sau hơn nửa tuần hương, bạn có thể khấn rồi vệ sinh bát nhang và bàn thờ. Sau khi bao sái bàn thờ xong, bạn cần đặt lại đồ thờ cúng đúng vị trí, rót nước và khấn xin thỉnh các Ngài về rồi báo cáo đã hoàn thành việc vệ sinh.

Văn Khấn Xin Bao Sái Ban Thờ Thần Tài

Trước khi rút chân nhang bàn thờ Thần Tài, bạn cần đọc bài văn khấn sau:

“Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương Chư Phật, Chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế, Hoàng Thiên Hậu Thổ, Ngũ phương Ngũ thổ, Long mạch Thổ thần, Đông trù Tư mệnh, Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:…………………………… Ngụ tại:……………………………

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên Cửu Huyền Thất Tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ X (họ nhà bạn là gì thì thêm vào), tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào).

Hôm nay là ngày ……………………. con xin phép được bao sái lại bàn thờ Thần Tài cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật, Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X chấp thuận.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!”

Lưu Ý Khi Bao Sái Bát Hương Vào Dịp Cuối Năm

Để tránh sự gặp những điềm không may mắn, xui xẻo và có lỗi với tổ tiên, bạn nên chú ý những điều sau đây khi bao sái bàn thờ:

  • Hầu như nhiều gia đình khi nào bao sái bát hương thường mời thầy cúng hoặc pháp sư đến giúp. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc bao sái nên được thực hiện bởi người chủ gia đình.
  • Khi thực hiện bao sái bát hương, bạn cần ăn mặc chỉnh tề và nghiêm túc.
  • Trong quá trình thực hiện, bạn cần phải cẩn thận và nhẹ nhàng, tránh làm đổ vỡ đồ cúng.
  • Nếu gia đình bạn có bàn thờ Phật thì nên nhớ là lau dọn ban thờ Phật trước rồi tới ban thờ gia tiên nhé.
  • Nên sử dụng vàng mã hoặc tiền xu, không nên đặt tiền thật ở trên bàn thờ.

Mong rằng với chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu được khi nào thì bao sái bát hương cũng như cách bao sái bàn thờ cuối năm đúng chuẩn nhất rồi.

Tham Khảo Thêm:

Giải mã thắc mắc: Mơ thấy bát hương báo hiệu điều gì?

Cháy bát hương là điềm gì

Bàn Thờ Đẹp Gia  An Thiết Kế Phòng Thờ Số 1 Việt Nam

Showroom: Khu C C39-31, Khu đô thị Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Xưởng sản xuất 1: Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội

Xưởng sản xuất 2: Tân Dân, Phú Xuyên, Hà Nội

Hotline: 0983.798.900 – 0945.798.900

Website: https://banthodepgiaan.com/

Đăng Ký Nhận Báo Giá Chi Tiết 




    [telegram]

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Facebook 8h30 - 21h30
    Zalo 8h30 - 21h30
    Gọi ngay
    0983798900 8h30 - 21h30
    Home