Nhà thờ họ, một biểu tượng văn hóa và tinh thần sâu sắc, không chỉ là nơi thể hiện lòng thành kính và tri ân đối với ông bà tổ tiên mà còn là nơi gắn kết, tôn vinh tinh thần đoàn kết gia đình. Trong văn hóa tín ngưỡng của người Trung du Bắc Bộ và Trung Bộ, việc chuẩn bị lễ vật và văn khấn cho nhà thờ họ không chỉ là nghi lễ mà còn là dịp để con cháu thể hiện tình cảm sâu sắc và lòng thành trọng đại đối với tổ tiên.
Vậy, lễ vật và văn khấn nhà thờ họ được chuẩn bị như thế nào mới thực sự chuẩn? Hãy cùng tìm hiểu qua những nét đặc trưng và bí quyết truyền thống trong việc thực hiện nghi lễ này để hiểu rõ hơn về vẻ đẹp tinh thần của truyền thống văn hóa Việt Nam.
Ý Nghĩa Của Việc Thờ Cúng Tại Nhà Thờ Họ
Nhà thờ được xây dựng trên quy mô và tài chính đóng góp của các thành viên trong gia đình. Trưởng nam sẽ có tránh nhiệm thờ phụng cho nhà thờ họ.
Việc lập và chuẩn bị lễ cúng nhà thờ họ mang ý nghĩ biết ơn công sinh thành, giáo dưỡng của ông bà tổ tiên.
Hàng năm việc làm lễ cúng nhà thờ họ là dịp hội ngộ gặp mặt lớn nhất trong năm.
Hướng Dẫn Chuẩn Bị Thờ Cúng Chuẩn Nghi Thức
Lễ cúng ở nhà thờ họ rất quan trọng, vì vậy cũng cần đến sự chuẩn bị kỹ lưỡng nghi thức và các lễ vật sao cho buổi lễ được trang nghiêm nhất.
Lễ Vật Trong Mâm Cúng
Các lễ vật cúng từ đường nhà thờ họ cũng đơn giản vào ngày giỗ gần giống với những ngày giỗ giỗ ông bà hay giỗ thường niên. Chỉ có quy mô sẽ lớn hơn rất nhiều do sự có mặt của hầu hết người trong dòng họ. Những đồ lễ bạn cần chuẩn bị như:
- Hoa cúc tươi
- Mâm ngũ quả
- Hương thơm
- Cau tươi, trầu xanh
- Nước lọc, Rượu trắng
- Bánh kẹo, phẩm oản
- Nước ngọt
Ngoài đồ lễ chay ra, bạn chuẩn bị mâm cỗ mặn gồm các món ăn truyền thống như: gà luộc, xôi chè, thịt lợn, giò lụa, nem rán, món canh,… để cúng tổ tiên và tiếp đãi gia đình.
Nghi Thức Tế Tự Trong Nhà Thờ Họ
Nói riêng về tế lễ về tế tự đối với gia phần, gia tiên, từng nhà, từng họ, thời nay đã khác xưa nhiều: từng nhà thì phổ biến làm nghi thức thắp hương, khấn vái thay cho hưng vái, phần hương, sái tử, điểm trà, đọc chúc văn…đối với họ thì phạm vi rộng lớn hơn, uy nghi hơn. Thời xưa lễ tổ còn phải dùng điển tế (nghi thức tế cao hơn lễ). Tế phải có nhạc, có trống chiêng, có quỳ bái điền đọc, có sơ hiến, có á hiến, tam hiến tuần, mọi động tác phải tuân theo đúng lời xướng và tiếng trống, tiếng chiêng. Thời gian hành lễ, phải một đến hai tiếng đồng hồ mới xong nhiệm vụ của người chủ tế và bồi tế, chưa kể thời gian từng chi một, từ lớp thúc phụ đến lớp con cháu lần lượt vào vái lạy, mỗi người bốn lạy, ba vái.
Xem thêm: Chuyển Bàn Thờ Từ Vị Trí Trên Cao Xuống Thấp Chuẩn Phong Thủy
Văn Khấn Tại Nhà Thờ Họ Đầy Đủ Chi Tiết Nhất
Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt Nam xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất thì vẫn giữ nguyên. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành. Dưới đây là bài văn khấn ở nhà thờ họ chuẩn:
Nam mô Nhật Nguyệt Quang Minh Phật
Nam mô Địa Vương Mẫu Phật
Nam mô Ta bà Giáo chủ Bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật
Nam mô Mười phương chư Phật, Chư Phật mười phương.
Nam mô Chư vị Bồ Tát
Kính lạy: Hội đồng Thánh Mẫu
Kính lạy: Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Kính lạy: Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần
Xem thêm: Thiết Kế Phòng Thờ Trên Sân Thượng Hợp Phong Thủy Gia Chủ
Kính lạy: Thổ Thần, Thần Linh, Thổ Địa, Táo Phủ Thần Quân, Ngũ phương Địa mạch, Tiếp dẫn Tài Thần, Tiếp dẫn Lộc Thần, Tiền Hậu địa chủ, Chúa Bà bản cảnh, các tiểu Thần trong khu vực.
Kính lạy: Cửu huyền Thất Tổ, Thất Tổ Cửu Huyền.
Cao Cao tằng Tổ khảo, Cao Cao tằng Tổ tỷ, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Hiền khảo, Hiền tỷ, Bá, Thúc, Đệ, Huynh, Cô, Dì, Tỷ, Muội.
Cộng đồng nội – ngoại Gia tiên dòng họ …
Kính lạy: Chầu Tổ Cô, Hoàng Tổ Mãnh, Bà Cô, Ông Mãnh dòng họ …
Hôm nay là Ngày… Tháng… Năm…….
Con tên là:………………………………
Đang cư ngụ tại địa chỉ:…………….
Đại diện cho con cháu dòng họ …
Xin kính dâng lễ vật, cầu xin bề trên chấp lễ chấp bái.
Chúng con cầu xin các vị Gia tiên Tiền Tổ dòng họ… độ trì dạy bảo dẫn dắt cho tất cả con cháu trong dòng họ để mọi gia đình trong dòng họ …: Già được mạnh khỏe, trẻ được bình an. Con cháu hiếu thảo với Ông Bà Cha Mẹ.
Chúng con cầu xin, gia tiên tiền tổ độ trì để toàn thể con cháu trong dòng họ …: Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu sức khỏe được sức khỏe, cầu tiến tới được tiến tới, cầu con được con, cầu cháu được cháu. Để cho toàn bộ dòng họ … chúng ta ngày càng đông đúc, phú quí, giàu sang, nhà cửa khang trang, hiển vinh mãi mãi.
Chúng con xin hứa: Luôn luôn ghi lòng tạc dạ công ơn sinh thành dưỡng dục của Tổ tiên. Giữ vững được truyền thống nội ngoại thương yêu, đoàn kết, sống có tôn ti trật tự trên kính dưới nhường. Phát huy được truyền thống vẻ vang, cần cù lao động, siêng năng học tập của cha ông tiên tổ.
Hy vọng bài viết trên giúp bạn có một buổi lễ tại nhà thờ họ suôn sẻ hơn, giúp bạn có thêm thông tin về văn khấn tại nhà thờ họ hơn. Đừng quên theo dõi Bàn thờ đẹp Gia An để thêm những thông tin mới nhất về Văn khấn nhé.
Thông tin liên hệ
Bàn Thờ Đẹp Gia An – Tạo Tín Tạo Niềm Tin
Cửa Hàng: Khu C C39-31, Khu đô thị Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội.
Hotline: 0937.323.323 – 0945.798.900
Email: [email protected]
Website: https://banthodepgiaan.com/
Bàn Thờ Đẹp Gia An Thiết Kế Phòng Thờ Số 1 Việt Nam
Địa chỉ: 16 Ngõ 1, Đỗ Nhuận, Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0937.323.323
Website: https://banthodepgiaan.com/
Đăng Ký Nhận Báo Giá Chi Tiết